CÁCH MUA VÀ CHỌN GIỐNG ONG MẬT
Sau khi đã đánh giá đầy đủ tiềm năng cây có nguồn mật của địa phương, khi thấy có thể nuôi ong mật được, người bắt đầu nuôi ong cần tiến hành các bước sau đây
.jpg)
1. Chuẩn bị thùng nuôi ong
Thùng nuôi ong ngoại và thùng nuôi ong nội cơ bản giống nhau, chúng chỉ khác nhau
về kích thước mà thôi. Cả hai đều lấy cầu ong làm đơn vị cơ bản. Mỗi cầu ong được cấu
tạo bằng 4 thanh gỗ, có kích thước như sau: (hình 1):
- Thanh trên (H.1A): rộng 28 – 30mm, dài 420m
- Thanh dưới (H.B): rộng 15mm, dài 38mm
- Thanh bên (H.1C): dài 220mm
+ Đầu trên: rộng 28 – 30mm
+ Đầu dưới: rộng 15mm
Thanh bên dùi sẵn 3 lỗ có khoảng cách đều nhau để xuyên sợi dây thép ngang thật
căng, làm chỗ dựa cho tầng chân và cầu ong.
Thùng ong đóng như một cái hòm hình chữ nhật có nắp, để chứa các cầu
ong. Mặt trong thùng về chiều dọc chứa vừa khít thanh trên của cầu ong. Thành trong
thùng ong có đóng 2 gờ gỗ để giữ cầu ong ở trạng thái treo dọc, phía trên cách mép thùng
độ 10mm, phía dưới cách đáy thùng khoảng 20mm. Nghĩa là thùng ong phải sâu khoảng
250mm và có chiều rộng từ 300 – 400mm để có thể chứa được từ 5 – 7 cầu ong.
Kích thước của cầu ong và thùng ong ngoại lớn hơn kích thước trên mỗi chiều
khoảng 50 – 70mm.
Nắp thùng ong đóng sao để vừa chùm khít lên phía trên của thùng ong.
Ngoài ra, phía trước, tấm cửa có đục lỗ để ong ra vào; phía sau có ô cửa thoáng ,
phía trong có bịt lưới chạn, phía ngoài có nắp gỗ đóng mở di dộng.
Gỗ đóng thùng và cầu ong nên chọn loại gỗ nhẹ, dẻo và xốp như gỗ thông, gỗ sung
và gỗ nhóm 6,7 niis chung. Gỗ nên dày từ 15 – 20mm, tốt nhất là dùng miếng liền (nhất là
nắp thùng ong); nếu phải ghép nên làm gờ để nước mưa không lọt được vào thùng ong.
2. Cách chọn giống ong
Có 2 cách cơ bản để có đàn ong giống tốt:
a, Mua ong rừng
Ở các vùng gần rừng núi vào mùa ong ( trước và sau tết âm lịch) thường gặp
những người chuyên bắt ong và bán cả đàn ong ở dạng không có cầu. Người bắt đầu nuôi
ong không nên mua giống ong ở dạng này vì khó giữ mà nên mua ong đã được nuôi sắn
trong đõ. Khi mua, nên chọn đàn ong càng to, càng đông quân, càng tốt
Lúc đem đàn ong về, phải sang thùng theo cách như sau:
Vào cuối buổi chiều, ta mở đõ ong, dùng nước đường pha loãng và phun vào cho
ong ướt cánh để bớt bay. Tiếp theo, ta đốt một nắm hương thổi khói vào cho ong dạt vào
phía trong, để lộ các cầu ong ra.
Lấy dao cắt cầu ong khỏi đõ và nhẹ nhàng dùng tay gắn cầu ong sao cho: mép trên
đính sát thanh trên, lỗ cầu ong nghập trong các sợi dây thép căng ngang. Sau đó dùng dây
lạt xuyên qua cầu ong từ phía dưới để buộc cầu ong treo vào thanh ngang trên.
3. Tiêu chuẩn một đàn ong giống tốt
Đàn ong giống tốt có vai trò quyết ddngj, nên đàn ong chọn mua phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:
-Nhìn bên ngoài tổ: thấy ong thợ bay đi bay lại tấp nập, trong số ong thợ bay về tổ có nhiều con đem phấn ở 2 chân sau.
- Nhìn lên cầu ong: thấy quân ong đông chặt, phủ kín, thậm chí không nhìn thấy các lỗ của cầu ong.
- Thổi cho ong giãn ra: thấy trên lỗ ong có đủ các giai đoạn phát triển. Cụ thể: nhiều trứng, lắm ấu trùng hoặc nhộng đầy ắp, vít nắp phẳng lì.
- Ong chúa: tơ mình, bụng to và dài. Ong thợ to, mập và trẻ (màu sáng) ong đực không có hoặc rất ít.
- Cầu ong: vuông vắn, phủ hết khung cầu, gồm toàn lỗ ong thợ, có màu vàng nhạt. Đặc biệt không thấy có giấu vết của bệnh tật, nhất là bệnh phổi ấu trùng ong