HƯỚNG DẪN CHỐNG NÓNG, QUA HÈ CHO ONG MẬT


Hàng năm, cứ đến các tháng 6, 7, 8 là thiên nhiên vừa nóng bức, lại vừa cạn kiện nguồn mật. Đàn ong mật bỗng giảm sút trông thấy, đặc biệt là các đàn ong nuôi ở thành phố hay đồng bằng. Các biểu hiện giảm sút của đàn ong như sau


Liên Hệ

HƯỚNG DẪN CHỐNG NÓNG, QUA HÈ CHO ONG MẬT


-Ong thưa quân đi nhanh chóng: do ong thợ hết tuổi thọ chết đi nhưng sự bù đắp lại không đáng kể.

- Ong đi làm thưa thớt, nếu có tấp nập thì chỉ một lúc khoảng sáng sớm. Ong thợ ít đem phấn về.

- Ong chúa nhỏ hẳn lại, đẻ ít đi. Đôi khi, nóng gay gắt quá (trên 380) thì chúa ngừng đẻ.

- Bệnh ong phát triển, thường là bệnh thối ấu trùng ong. Bệnh lẻ tẻ ở một số đàn hoặc đồng loạt và dữ dội.

Nếu các biểu hiện trên cùng lúc xảy ra thì đàn ong thế nào cũng sẽ bốc bay. Dẫu có giữ được chúng cũng khá vất vả. Để chống nắng nóng, ngay từ đầu tháng sáu, phải chủ động thực hiện các biện pháp dưới đây:

1. Chống nóng cho ong

Phải đồng loạt thực hiện các công việc sau: Che nắng cho ong, tránh để tia nắng mùa hè trực tiếp chiếu vào tổ ong. Muốn vậy, cần di chuyển dần đàn ong vào dưới tán cây, trong thềm nhà. Nơi nào khôn có điều kiện thực hiện, phải làm mái cho tổ ong hay dùng vải bạt hoặc liếp che nắng từ xa. Thay tổ ong có thành gỗ dày bằng thùng ong có gỗ mỏng, xốp, tốt nhất là thùng ong đóng bằng nhiều mảnh ván nhỏ cho thoáng. Nếu không có điều kiện thay thùng thì phải vệ sinh thùng cũ cẩn thận, sạch sẽ, quét hết sáp ong cũ, bụi bẩn ở đáy thùng đi, diệt sạch gián, sâu phá tầng, rết, thạch sùng nếu chúng lọt được vào tổ ong.

2. Tăng cường làm thông thoáng cho tổ ong

Nếu thấy trong tổ ong quạt ù ù và nhiều ong thợ bám ngay cửa thùng hoặc xung quanh thùng ong để quạt là tổ ong kém thông khí. Cần khắc phục ngay bằng các biện pháp:

-Mở hết cỡ cửa thông khí ở phía sau thùng ong.

- Xoay dần cửa tổ ong về phía hướng gió (thường là hướng nam hay đông nam)

- Bỏ hết thước ong ra để không khí trong tổ dễ lưu thông và hơi nóng trong tổ dễ bốc ra.
- Lấy bèo Nhật Bản rải trên nóc tổ, vẩy nước ngoài thùng ong vào giữa lúc trư để góp phần hạ giảm nhiệt độ.

3. Đảm bảo ong chúa đẻ liên tục

Điều nguy hiểm nhất đối với các đàn ong là do khan hiếm nguồn mật, phấn nên chúa ngừng đẻ. Để giữ đàn ong, phải kích thích cho ong chúa đẻ liên tục bằng các biện pháp sau đây:

-Cho ong ăn thêm xiro đường nếu thấy cầu ong khô mật. Nếu cho ăn đường đầy cầu rồi

mà chúa vẫn không chịu đẻ tức thiên nhiên đang thiếu phấn hoa. Mua phấn hoa khô, hòa với xiro đường cho ăn thêm vào mỗi buổi tối. Nên cho ong ăn vừa đủ liều lượng vì phấn hoa thừa sẽ dễ bị chua.

- Nếu trong tổ hoàn toàn không còn trứng, nhộng, ấu trùng nữa tức chúa đã dừng đẻ từ lâu thì nên nhanh chóng rút cầu của đàn có trứng, nhộng, ấu trùng đổi sang để kích thích ong chúa đẻ lại và phòng chống ong có thể bốc bay.

4. Phòng trừ bệnh và dịch hại

a, Trừ bệnh: Bệnh ong thường phát triển mạnh lúc thiên nhiên khan hiếm nguồn mật. Tốt nhất, nên phòng trước bằng cách, từ đầu hè nên cho ong ăn xiro đường có pha thuốc kháng sinh (penicilin hoặc streptomixin…) vào vài buổi tốt. Sau đó vài ngày một lần, nên kiểm tra bệnh lại thật kỹ. Nếu có dấu hiệu bệnh nên xử lý kịp thời ngay bằng cách:

+Rút bớt cầu cho mật độ ong bám trên cầu tăng lên.

+Bỏ loại các cầu quá cũ, nhất là các cầu có bệnh.

+Tiếp tục cho ong uống thuốc kháng sinh.

b, Trừ dịch hại: Mùa hè thường có nhiều dịch hại với đàn ong yếu. Dịch hại cũng là

nguyên nhân làm đàn ong suy sụp. Biện pháp chống dịch hại như sau: +Kiểm tra thường xuyên. Gặp thạch sùng, rết, gián…phải đánh, bắt kịp thời.

+Rà soát vỏ thùng ong. Bịt hết các khe, kẽ mà dịch hại có thể xâm nhập. Ván che cửa tổ nên dùi lỗ đủ vừa để ong chui qua khi ra vào; đồng thời, ngăn chặn gián và thạch sùng có thể xâm nhập vào tổ ong (chúng không chui qua được lỗ ấy).

+Kiến lửa và kiến mật có thể tấn công ong dữ dội nhất là về ban đêm. Với kiến, biện pháp tốt hơn cả là kê tổ ong trên giá đỡ có chân đặt trên các bát chứa nước.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM :KỸ THUẬT NUÔI ONG

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG